image banner
Công chức, viên chức và người lao động ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường khai báo y tế điện tử trên các phần mềm: http://tokhaiyte.vn, NCOVI, Bluezone để phòng, chống dịch Covid-19 
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 18
  • Trong tuần: 313
  • Tất cả: 22,762
Đăng nhập
Khơi dậy tình yêu biển, đảo cho học sinh

Giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và lòng yêu nước cho học sinh là một trong những nội dung luôn được các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hiển quan tâm thực hiện. Mỗi trường có những giải pháp, cách làm khác nhau, nhưng điểm chung đã tạo sự hứng thú trong học tập, thu hút học sinh tham gia tích cực, góp phần khơi dậy niềm tự hào và vun đắp tình yêu biển đảo quê hương trong thế hệ trẻ.

Mô hình cộc mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa là niềm tự hào của thầy và trò trường THCS Bông Văn Dĩa (ảnh: Huỳnh Tứ)

Tháng 11/2017, mô hình cộc mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa tại trường THCS Bông Văn Dĩa được xây dựng hoàn thành. Tổng kinh phí xây dựng khoảng 94 triệu đồng, do Ban Giám hiệu nhà trường vận động các mạnh thường quân, phụ huynh, học sinh của trường đóng góp. Ngay giữa sân trường, cộc mốc đứng sừng sững, hiên ngang với cờ đỏ sao vàng bay phấp phới như khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước; trở thành niềm tự hào, vun đắp tình yêu quê hương, biển đảo đối với đội ngũ giáo viên và học sinh toàn trường.

Chia sẽ về ý tưởng xây dựng mô hình, thầy Hồ Sỹ Hưng, Hiệu trưởng trường THCS Bông Văn Dĩa, huyện Ngọc Hiển tâm sự: “Thực tế, đối với nhiều gia đình, học sinh ở huyện Ngọc Hiển, không phải ai cũng có điều kiện để đến tham quan các quần đảo của nước ta mà chỉ được biết đến qua các phương tiện thông tin hoặc mạng internet. Với suy nghĩ “Trăm nghe không bằng một thấy” nên bản thân đã mạnh dạn đề xuất và tổ chức vận động xây dựng mô hình. Hơn nữa, tôi xuất thân là một người lính, từng đóng quân tại bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) dù không còn công tác trong lực lượng vũ trang nhưng tình yêu biển đảo quê hương trong tôi chưa bao giờ cạn. Thông qua mô hình tôi mong muốn sẽ lan tỏa tình yêu biển đảo quê hương đến với các em, đồng thời giáo dục cho các em biết được chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam”.

Song song với việc xây dựng mô hình cộc mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa, trường THCS Bông Văn Dĩa còn có cách làm độc đáo riêng để nâng cao kiến thức, tình yêu biển đảo cho học sinh. Toàn trường có 23 lớp học, mỗi lớp là một chi đội được đặt tên gắn với một hòn đảo của Việt Nam. Giáo viên chủ nhiệm sẽ cho các em tìm hiểu về vị trí địa lý, nguồn gốc lịch sử, tên gọi,… hòn đảo của lớp mình. Sau đó, các chi đội sẽ luân phiên giới thiệu cho các thầy cô và các bạn cùng nghe vào những buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc sinh hoạt ngoại khóa.

Cô Đặng Thị Mộng Nhi, giáo viên trường THCS Bông Văn Dĩa, huyện Ngọc Hiển cho biết: Từ khi nhà trường thực hiện cách làm này đã đem lại hiệu quả tích cực góp phần giáo dục lòng yêu nước, tình yêu biển đảo quê hương cho học sinh. Các em rất háo hức, mạnh dạn tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như vị trí địa lý của hòn đảo được đặt tên cho lớp mình và thuyết trình dưới cờ rất hăng say”.

Theo cô Nhi, bài học về biển, đảo dù có trong trong chương trình sách giáo khoa nhưng khá là khô khan, các em khó hình dung và tiếp thu nội dung bài học. Thậm chí hòn đảo đó nằm ở đâu, vị trí nào trên bản đồ đến giáo viên còn khó nhớ nói gì tới các em. Nhưng bây giờ, thông qua tìm hiểu, có khi là thi đua giữa lớp này với lớp khác với nhau mà những biểu tượng ấy rất thiết thực và sống động, cả thầy và trò đều háo hức, tự hào về trường mình.

Được hỏi về tên của chi đội mình, Em Trần Kim Ngân, lớp 8A4, THCS Bông Văn Dĩa tự tin thuyết trình: “Lớp 8A4 tụi em có tên là đảo Thuyền Chài. Đảo Thuyền Chài là đảo chìm, nằm ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, cách Cam Ranh hơn 300 hải lý. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng khoảng 200m - 350m. Đảo chạy theo hướng Đông - Tây Nam, dài khoảng 17 hải lý, rộng khoảng 3 hải lý. Với hình dáng hai đầu thu nhỏ, giữa phình to, nhìn từ xa đảo như một chiếc thuyền đánh cá của ngư dân nên từ lâu người ta đặt tên là đảo Thuyền Chài”.

Ngoài ra, nhà trường còn lồng ghép nội dung biển, đảo vào nội dung các môn học Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân; tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về biển, đảo; tổ chức hội thi, cuộc thi viết, vẽ tranh với chủ đề “Em yêu biển, đảo quê hương”; ủng hộ Trường Sa thân yêu... để bồi đắp thêm kiến thức biển, đảo cho các em.

Với cách làm trực quan, “Vừa học vừa chơi” đã khiến những bài học về biển, đảo cứng nhắc, khô khan trên trang giấy trở nên sống động, thực tế hơn. Không chỉ tạo sự thích thú, hưởng ứng tích cực của các em học sinh mà còn trang bị kiến thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ cùng chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng Tổ quốc./.

Tác giả: Trúc Linh
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image

2022 © TRƯỜNG THCS BÔNG VĂN DĨA
Điện thoại: 0986 707 770 - 0919 623 700
Email: c2bongvandia.pgdngochien@camau.edu.vn
Địa chỉ: Khóm 8, Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Đăng nhập hệ thống